Đặt vấn đề:
Trong cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, kỷ nguyên tự động hóa, công nghệ số đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc. Mở ra nhiều cơ hội lớn cho các ngành nghề song cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn dành cho doanh nghiệp, đất nước nói chung và ngành phần mềm kế toán nói riêng.
Xu hướng công việc kế toán đã và đang thay đổi theo sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, phương thức thực hiện kế toán, kiểm toán hiện nay cũng thay đổi. Điều này tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp phần mềm kế toán trong và ngoài nước. Trong hoàn cảnh này, cần có cái nhìn đúng đắn và toàn diện về những cơ hội cũng như thách thức đối với ngành phần mềm kế toán để đưa ra được những giải pháp phù hợp dành cho doanh nghiệp.
Những cơ hội CNTT đem lại cho ngành phần mềm kế toán:
Trong bối cảnh của công nghệ số hiện nay, ngành kế toán và kiểm toán không bị ràng buộc bởi không gian, khoảng cách địa lý, và phương thức thực hiện. Sự chuyển đổi toàn diện bằng công nghệ đang dần diễn ra, giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ kế toán và kiểm toán. Đặc biệt là 4 xu hướng chính bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, quy trình tự động hóa, điện toán đám mây thông minh và cuối cùng là sự phát triển vượt bậc của các phần mềm ERP.
4 xu hướng này mang lại rất nhiều cơ hội cho ngành phần mềm kế toán nói riêng cũng như cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề nói chung.
Đầu tiên, cơ hội mà trí tuệ nhân tạo mang lại cho ngành phần mềm kế toán là cực kỳ lớn, chúng giúp doanh nghiệp tạo ra những BOT trí tuệ thông minh với mục đích xử lý lượng lớn dữ liệu chỉ trong một thoáng chốc. Big Data là một nguồn dữ liệu cực kỳ lớn và quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, AI sẽ giúp phân tích lượng lớn dữ liệu nhanh chóng, đưa ra thông tin quan trọng và xu hướng khó nhận biết bằng những phương pháp truyền thống.
Hơn thế nữa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo còn tạo cơ hội cho việc phát triển phần mềm kế toán có khả năng tương tác một cách tự nhiên, tự động và thông minh hơn với người dùng, cải thiện trải nghiệm của người dùng trong quá trình trải nghiệm phần mềm.
Thứ hai, cách mạng công nghệ 4.0 đã mang đến cho ngành phần mềm kế toán ngày càng nhiều những tính năng tự động, hoàn thành mọi tác vụ chỉ với 1 câu lệnh hoặc một cú click. Những tính năng giúp tự động hóa quy trình làm việc sẽ giúp phần mềm kế toán ngày càng tích hợp nhiều hơn các bút toán tự động, chuyên biệt, phát triển theo nhiều hướng khác nhau, giúp giải quyết được nhiều vấn đề cùng một lúc nhanh chóng, tự động và không kém phần chính xác.
Ví dụ điển hình chính là phần mềm AKeToan, được tích hợp nhiều bút toán tự động và chuyên biệt như:
- Tự động tải tất cả hóa đơn đầu vào, đầu ra trên trang Tổng cục thuế không giới hạn thời gian theo thông tư 78;
- Tự động làm báo cáo thuế;
- Tự động tính toán: Giá kho, khấu hao tài sản cố định, Tính lương, kết chuyển kết quả kinh doanh, thuế GTGT,…;
- Tự động nhập liệu, đọc dữ liệu thông minh bằng thuật toán Fuzzy Matching;
- Tạo phiếu hàng loạt (Phiếu mua, bán, nhập, xuất Kho…) chỉ trong 1 click;
- Tự động cập nhật những thay đổi thị trường, các thông tư và những vấn đề trong nghiệp vụ kế toán.
Thứ ba, điện toán đám mây thông minh cung cấp không gian lưu trữ và truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, giúp các doanh nghiệp và chuyên viên kế toán có thể làm việc linh hoạt từ xa và chia sẻ thông tin dễ dàng ngay trên phần mềm. Đồng thời, những sự đột phá cũng đang giúp phần mềm tích hợp được thêm nhiều tác vụ, tính năng khác giúp quản lý toàn diện doanh nghiệp.
Điển hình là bộ đôi phần mềm quản lý chuyên biệt dành cho công ty dịch vụ kế toán AKeToan và AService của Công ty CP Công nghệ AONE, với rất nhiều bút toán tự động giúp cho việc làm kế toán trở nên nhanh hơn, không giới hạn dung lượng lưu trữ, người dùng; đồng thời tích hợp phân hệ quản lý quan hệ khách hàng và quản lý nguồn lực riêng biệt với những tính năng tiêu biểu: Phân quyền nhân viên, tính lương nhân viên dựa trên năng suất làm việc,…; quản lý công nợ, quản lý dữ liệu khách hàng và đưa ra chiến lược phù hợp cho từng nhóm đối tượng,…
Thứ tư, sự phát triển liên tục của nền công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu tài chính và thông tin nhạy cảm của các doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán.
Những thách thức mà CNTT đặt ra cho ngành phần mềm kế toán:
Bất kỳ vấn đề nào cũng cần được nhìn nhận theo mặt tích cực và tiêu cực, ở đây cũng vậy, công nghệ thông tin không phải là hoàn hảo, và tuyệt đối; nó mang lại nhiều lợi ích dành cho ngành phần mềm kế toán song với đó cũng là những rủi ro khó lường, những thử thách mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Thách thức đầu tiên cũng là một trong những thách thức mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đối mặt, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ, kỹ thuật cao. Đó chính là khả năng bảo mật thông tin, rủi ro về an ninh mạng: Với việc lưu trữ và xử lý nhiều dữ liệu nhạy cảm, ngành phần mềm kế toán phải đối mặt với nguy cơ về an ninh mạng và rủi ro từ các cuộc tấn công mạng là rất lớn.
Cũng như khi gặp sự cố kỹ thuật, lỗi hệ thống, các cuộc tấn công mạng có thể dẫn đến mất mát dữ liệu quan trọng, ảnh hưởng đến tính minh bạch và khả năng phục hồi dữ liệu của phần mềm ERP.
Tìm hiểu thêm: Chat GPT và những lợi ích, rủi ro mà doanh nghiệp cần lưu ý
Thách thức tiếp theo mà ngành phần mềm kế toán phải đối mặt khi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc khiến việc cải cách hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động kế toán, kiểm toán sẽ thiếu tính đồng bộ và tính hiệu lực chưa cao. Yêu cầu phần mềm kế toán cần phải được cập nhật liên tục các thông tư, văn bản pháp lý liên quan theo thời gian thực để có thể tuân thủ và thực hiện đúng quy định.
Hơn thế nữa, sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin sẽ bắt buộc phần mềm cần phải liên tục được cập nhật, cải tiến để có thể theo kịp với xu hướng. Điều này xảy ra một luồng thách thức tiêu cực; là doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực trình độ cao để triển khai các hệ thống phần mềm mới và cập nhật, việc này có thể đòi hỏi thời gian đào tạo và chi phí đáng kể.
Đồng thời, việc này cũng khiến những công ty, doanh nghiệp phần mềm kế toán mọc lên ngày càng nhiều, với nhiều tính năng, thuật toán gần giống nhau; điều này làm tính cạnh tranh của ngành ngày càng cao hơn, yêu cầu doanh nghiệp cần phải hoạch định, cải tiến phần mềm liên tục để gia tăng khả năng cạnh tranh.
Cuối cùng, thách thức mà công nghệ thông tin đem lại cho ngành phần mềm kế toán là tính tương thích và tính kết nối của phần mềm: Sự đa dạng của các hệ thống phần mềm và phần cứng khác nhau có thể tạo khó khăn trong việc tích hợp và tương thích giữa các ứng dụng kế toán và hệ thống khác.
Lời kết:
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 về công nghệ thông tin mang lại nhiều cơ hội cũng như thử thách dành cho ngành phần mềm kế toán. Cái mang lại hiệu quả, giúp ngành ngày càng phát triển không phải là những trí tuệ nhân tạo hay các tính năng tự động hóa, nó nằm ở bản chất vấn đề mà chúng ta muốn giải quyết và giải quyết nó bằng cách nào để nhanh nhất, tiện nhất. Có thể đây không phải là những xu thế hiện đại nhất, nhưng đây là một bước đệm cho các doanh nghiệp phần mềm kế toán nhảy vọt trong tương lai.
Với nhiều bút toán tự động, tính năng chuyên biệt khác nhau, chúng tôi AONE, một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phần mềm kế toán tại Việt Nam tự tin rằng AKeToan sẽ mang đến cho người dùng một trải nghiệm chuyển đổi số ngành kế toán tuyệt vời nhất và hữu ích nhất trên thị trường.