Thế giới đang phát triển một cách nhanh chóng, việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp như bước đà phát triển không thể bỏ qua. Vậy những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trên con đường chuyển đổi số là gì? Cùng Aone tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
1.Trở ngại về năng lực, nhận thức của doanh nghiệp
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều các kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ.Thêm nữa việc hình dung và quyết định thực hiện việc chuyển đổi cần khá nhiều thời gian.
Sự cản trở đôi khi đến từ việc tài chính doanh nghiệp hạn hẹp và các vấn đề pháp lý. Dựa theo khảo sát của ngân hàng thế giới, có đến hơn 75% doanh nghiệp nhỏ chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ cũng như không biết có phù hợp với mình hay không.
Khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, họ không đủ thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng sử dụng công nghệ còn yếu.
1.1 Tầm nhìn của người lãnh đạo
Yếu tố tiên quyết trong việc chuyển đổi số là khả năng nhận thức và tư duy của chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những vấn đề trong chú ý.
Đối với các lãnh đạo không có quá nhiều kiến thức về công nghệ thường cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia. Tuy nhiên công ty vẫn cần có đội ngũ chủ chốt tham gia vào quá trình này.
Việc loại bỏ phương pháp làm việc cũ, bước ra khỏi vùng an toàn để thực hiện cách làm việc mới chưa bao giờ dễ dàng. Nhất là đối với các doanh nghiệp có các lãnh đạo lớn tuổi.
Vì vậy, lãnh đạo cần phải hiểu rõ về số hóa để giúp quá trình chuyển đổi số được nhanh chóng hơn.
1.2 Rào cản về thời gian và chi phí chuyển đổi số
Thông thường, thời gian dự án thường kéo dài so với dự kiến ban đầu, chi phí đầu tư cũng phát sinh thêm. Đây là một chiếc lược dài hạn, cần đầu tư cả chi phí và thời gian để thấy được hiệu hiệu mà công nghệ mang lại.
Tài chính cho chuyển đổi số các công ty sẽ là mối quan tâm trọng yếu. Khó khăn chuyển đổi số này làm cho lợi ích của việc chuyển đổi số khó đo lường một cách rõ ràng trong ngắn hạn. Với doanh nghiệp lớn khi chuyển đổi công nghệ và thay thế các tài sản cũ sẽ khá tốn kém. Các đơn vị nhỏ lúc này lại có lợi hơn trong việc chuyển đổi số. Khi quy mô doanh nghiệp chưa lớn, việc chuyển đổi số sẽ không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Đây có thể là nguyên nhân lớn dẫn đến việc doanh nghiệp có quy mô lớn gặp khó khăn về tài chính ( khoảng 65%). Ở doanh nghiệp vừa là khoảng 62% và doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ là 55%.
2. Năng lực nhân sự không theo kịp sự thay đổi chuyển đổi số
Trong những dự án chuyển đổi số không thành công sẽ có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đó. Các yếu tố về quản lý nhân sự, khả năng sử dụng các thay đổi công nghệ của nhân sự quyết định đến 80% đến thành công.
Khi bước vào quy trình, nhân viên phải có những năng lực và kỹ năng nhất định để thay đổi phù hợp với cách vận hành mới. Khi nhân sự bị thiếu hụt các năng lực về chuyển đổi số thì việc triển khai sẽ gặp cản trở.
Nói chung, doanh nghiệp VN đều hoạt động theo kiểu truyền thống chia nhỏ theo phòng ban chức năng. Tuy nhiên khi chuyển đổi số thì sẽ phải có sự vận hành mới. Con người và công nghệ phải kết hợp trơn tru để tạo ra các mô hình kinh doanh mới và các dịch vụ liên khác.
Nhân viên cần các kỹ năng mới, những kỹ năng tập trung vào đổi mới cùng với các CN mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet of Things (IoT).
Lực lượng lao động hiện nay ở Việt Nam còn hạn chế về trình độ, số lượng sinh viên tham gia chương trình sau đại học chưa đủ lớn. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì doanh nghiệp có thể cân nhắc các phương án sau: cho nhân viên công tác phát triển kỹ năng về kỹ thuật số, thu những nhân tài qua các chương trình tuyển dụng, thuê cố vấn về công nghệ số.
3.Đặt kỳ vọng quá cao vào chuyển đổi số
Trên thực tế, sẽ không có một giải pháp nào hoàn hảo phù hợp với tất cả các tiêu chi doanh nghiệp mong muốn như các yêu cầu về chi phí, bảo mật, công nghệ, hiểu quả công việc ngắn hạn,…
Để tham gia vào chuyển đổi số, các công ty phải dùng rất nhiều công cụ và phần mềm khác nhau khiến việc chuyển đổi số trở nên rời rạc như phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý kho,…Hoặc phải nhờ công ty thiết kế riêng với chi phí không hề nhỏ.
Biết được những vấn đề mà các doanh nghiệp đang gặp phải, Công ty CP Công Nghệ Aone đã tạo ra hệ thống ERP giúp việc quản lý toàn diện doanh nghiệp một cách dễ dàng, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban cũng như liên kết dữ liệu. Phần mềm trong hệ thống ERP có thể kể đến là: phần mềm kế toán AKetoan, phần mềm chuyên biệt cho Dịch vụ kế toán AService, phần mềm bán hàng ASale, phần mềm kho AKho,…
Kết luận
Trên đây là 3 khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Nếu gặp các vấn đề hay khó khăn thì đừng ngần ngại nhắn tin để Aone hỗ trợ nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ AONE
Địa chỉ: 304/15 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ,
Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@aonetek.vn
Hotline: 0922 909 898
Zalo: 0926.686.108