Ngày nay, ERP không chỉ là một công cụ quản lý doanh nghiệp mà còn trở thành một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa toàn bộ quy trình kinh doanh của một tổ chức. Hãy cùng AOne tìm hiểu tất tần tật về hệ thống ERP nào!
Nguồn gốc của khái niệm “ERP”
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) xuất phát từ các hệ thống quản lý tài nguyên sản xuất (MRP – Material Requirements Planning) và quản lý tài nguyên doanh nghiệp (MRPII – Manufacturing Resource Planning II).
MRP (Material Requirements Planning): Xuất hiện vào những năm 1960, MRP ban đầu được phát triển để giải quyết vấn đề quản lý vật liệu trong ngành sản xuất. Hệ thống này giúp dự đoán và quản lý nhu cầu vật liệu để sản xuất sản phẩm.
MRPII (Manufacturing Resource Planning II): Phát triển từ MRP, MRPII mở rộng phạm vi của nó bao gồm quản lý tài nguyên rộng hơn, bao gồm cả nguồn nhân lực và tài chính. Nó được giới thiệu vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980.
Khái niệm về ERP đã tiếp tục phát triển dựa trên MRPII bởi tập đoàn Gartner của Mỹ vào những năm 1990. Theo đó, Các ứng dụng ERP đầu tiên xuất hiện vào thời điểm đó với sự tích hợp nhiều chức năng quản lý, từ quản lý tài chính đến quản lý nhân sự và quản lý chuỗi cung ứng.
Hệ thống ERP là gì?
Hệ thống ERP là một phần mềm tích hợp được sử dụng để quản lý và tổ chức tất cả các hoạt động kinh doanh trong một tổ chức. Một hệ thống ERP tổng thể của doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều ứng dụng với các chức năng khác nhau, như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý kho, và nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp.
Hệ thống ERP sẽ cung cấp một cơ sở dữ liệu chung để lưu trữ thông tin và một giao diện người dùng thống nhất để tất cả các bộ phận của tổ chức có thể tương tác với hệ thống một cách hiệu quả. Điều này giúp cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa quy trình làm việc, và tạo ra sự liên kết giữa các phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp.
Vai trò và lợi ích của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp
Vai trò của hệ thống ERP
Hiện nay, với sự phát triển liên tục của ngành công nghệ nhằm phục vụ quá trình vận hành doanh nghiệp trở nên tự động và dễ dàng song không kém phần hiệu quả, hệ thống ERP đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số vai trò chính của các phần mềm ERP mang lại cho doanh nghiệp:
Tích hợp thông tin: ERP giúp tổ chức tích hợp thông tin từ các phòng ban khác nhau thành một cơ sở dữ liệu chung; điều này sẽ giúp loại bỏ sự phân tán thông tin và tạo ra một nguồn thông tin đồng nhất cho toàn bộ tổ chức, tránh được việc sai lệch thông tin giữa các phòng ban, đặc biệt là những phòng ban làm việc nhiều với các số liệu như tài chính kế toán, kiểm toán.
Tối ưu hóa quy trình làm việc: Giúp tối ưu hóa quy trình làm việc bằng cách cung cấp các quy tắc và tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp giảm thiểu lỗi, tăng cường hiệu suất và giảm thời gian xử lý công việc.
Quản lý tài nguyên và chuỗi cung ứng: ERP quản lý hiệu quả các tài nguyên của tổ chức, bao gồm nguồn nhân lực, vật liệu, thiết bị và tài chính. Đặc biệt đối với nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp, ERP sẽ cung cấp một hệ thống quản lý nhân sự với rất nhiều tính năng khác nhau như phân quyền, báo cáo thời gian, yêu cầu nghỉ, chấm công,…
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM): Hầu hết các ERP với công cụ CRM sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi tất cả tương tác của khách hàng và ghép nối các tương tác này với thông tin về đơn hàng, yêu cầu dịch vụ,… nhằm giúp nhân viên kinh doanh thấu hiểu về hành vi và nhu cầu, insights của khách hàng để đưa ra các chính sách khách hàng phù hợp.
Lợi ích của hệ thống dành cho doanh nghiệp
Tăng cường hiệu suất nội bộ:
Hệ thống ERP có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quản lý thông tin, làm cho quy trình làm việc trong công ty trở nên mạch lạc và đơn giản hóa. Điều này giúp giảm thời gian làm việc, nâng cao hiệu suất hoạt động của các phòng ban. Đồng thời, hệ thống còn đóng vai trò trong việc tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa, giảm thiểu cấu trúc cứng nhắc, tăng cường tính linh hoạt và khả năng thích nghi nhanh chóng của doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các phòng ban.
Đưa ra quyết định tốt hơn:
ERP thúc đẩy sự hợp tác thông qua việc chia sẻ dữ liệu, giúp giảm bớt thời gian tranh luận về tính chính xác của dữ liệu. Điều này tạo điều kiện cho các phòng ban dành nhiều thời gian hơn để phân tích dữ liệu, đưa ra kết luận và quyết định một cách hiệu quả hơn. Sự hiệu quả nhất trong ra quyết định đòi hỏi sự cân bằng giữa tập trung và quyền tự trị. Chia sẻ dữ liệu và quy trình kinh doanh chung cho phép các quyết định được đưa ra dựa trên hiểu biết sâu rộng và gần gũi với tình hình thực tế tại các cấp quản lý.
Tính bảo mật cao:
Một hệ thống tích hợp mọi thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh sẽ có tính bảo mật và tập trung cao hơn so với các dữ liệu nằm rải rác trên các nền tảng, phần mềm khác nhau.
Lời kết:
Tóm lại, ERP là một hệ thống quản lý doanh nghiệp tổng thể, việc triển khai hệ thống ERP không chỉ giúp cải thiện hiệu suất nội bộ mà còn tạo ra cơ hội để phát triển và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.
Trên đây là những điều cơ bản mà mọi người cần biết về hệ thống và các phần mềm ERP trong kỷ nguyên số 4.0, kỷ nguyên Tự động hóa cũng như kỷ nguyên của BOT thông minh, một xu thế mới trên toàn cầu.
Hiện tại AOne đang cung cấp bộ đôi giải pháp ERP dành cho doanh nghiệp:
AService – Ứng dụng quản lý dành riêng cho Công ty dịch vụ kế toán
AKeToan – Ứng dụng kế toán Cloud thông minh.
Liên hệ ngay với AOne để nhận được tư vấn và triển khai các giải pháp ERP mới nhất.
————————————-
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NGHỆ AONE
Địa chỉ: 304/15 Tân Kỳ Tân Quý, Phường Sơn Kỳ,
Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@aonetek.vn
Hotline: 0922 909 898
Zalo: 0926.686.108
Website: https://aonetek.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/c/AKeToan